Tháng 09/2007 Liên Hữu Mennonite Bắc Mỹ có khóa mục vụ tại Campuchia, chỉ có ít học viên đến được đó đáp ứng được điều kiện xuất nhập cảnh, phần lớn không có hộ chiếu , 5 mục sư khi về bị công an bắt giam., số lượng nhân sự và người tình nguyện cần đào tạo luôn luôn đông. Điều nầy thúc giục hơn hết khiến chúng tôi cần mở trường nhanh chóng hơn .


Chúng tôi họp bàn liên tục dù khải tượng ai nấy đều có sẵn, mở trường kinh thánh chính qui tập trung có nhiều vấn đề chúng tôi phải tiên liệu trước: bênh tật, an ninh, pháp lý, lương thực, chổ ở, phương tiện học tập,  thư viện, giáo trình, vấn đề giảng viên an ninh lẫn an sinh cho họ… bao vấn đề khác nữa khiến chúng tôi khi bàn luận để thực hiện không có câu trả lời, thật càng bàn luận càng rơi vào bế tắc!!! không ai dám mở trường cả! càng nghĩ ngợi chúng tôi càng trăn trở hơn.


Chúng tôi hiểu rằng không thể thay thế việc điều hành, quản trị và nhu cầu đời sống ăn ở thực của tập thể giáo viên và sinh viên của trường kinh Thánh bằng sự hời hợt liều lỉnh “ trong túi không có  lấy một xu”  rồi cứ phó thác cho đức tin, tới đâu thì tới…và để cho kẻ cười chê chỉ trích (luôn vây kín như nước lụt) chỉ làm nhục danh Chúa thôi, thật sự lo lắng bao trùm lên chúng tôi.

Nhưng rồi hàng ngày các mục sư có con em theo học luôn gọi điện thoại hỏi  thăm chừng nào con em họ nhập học? chừng nào trường hình thành? Chúng tôi thật như ngồi trên lửa, vả lại nữ mục sư Hồng lại bị bắt là người vừa hoàn tất cao học mục vụ là một ủng hộ viên mạnh mẻ, thật không thể tưởng tượng cho tôi lúc đó, tôi bàn với ban thường vụ, với mục sư Lê Quí Hữu chúng ta cầu nguyện xem Chúa giải quyết thế nào cho chúng ta?  Rồi thì một tin vui khi có một ân nhân là cựu Hướng đạo sinh thông cảm dâng hiến 2115 USD  Chúng tôi vội vàng mua mùng gối, chiếu và gạo măm cùng các nhu yếu khác…  lệnh tập trung học viên tức khắc ngày đó là ngày 15/11/2007.


Hai mơi bảy tháng trôi qua,  không biết bao nhiêu điều mà thầy trò trường kinh thánh Mennonite Sài Gòn đã trải nghiệm, đây là  kỳ diệu nhờ  việc làm kỳ lạ nhưng là một kho tàng vô giá mà Chúa đã tặng cho người hầu việc Chúa của Giáo Hội Mennonite Việt nam.. Mong rằng Chúa cho chúng tôi nhớ hết để kể ra với quí tôi tớ và con cái Chúa cùng khích lệ nhau hiến thân hơn nửa Cho Ngài.
    
Tháng giêng năm 2010.  
MS Nguyễn Hồng Quang

Sinh viên Cùng ăn ,cùng ở, cùng học tại số nhà C5/1H Trần Não, Q.2, SG .là một sự lạ Chúa cùng làm.


Trường chức vụ Mennonite Sài Gòn được thành  lập ngày 15/11/2007 với ban đầu chỉ có 24 sinh viên chính thức và 7 sinh viên dự thính, nay đã được 27 tháng với 56 sinh viên tập trung toàn thời gian. Việc tuyển sinh khóa đầu tiên là một ân điển cho các sinh viên, bởi ý tưởng ban đầu của nhóm sáng lập là lòng cảm thông các mục sư truyền đạo và tín hữu  là bậc cha mẹ có con em bỏ học  vì lý do nghèo đói hay không được  may mắn trong con đường học vấn vì nhiều lý do tế nhị khác nữa! nên chúng tôi gồm các mục sư trong ban thường vụ  giáo hội không thể nào nhìn các mục sư thuôc mọi sắc tộc, mọi miền đất nước đồng công với mình xây dựng hội thánh không có thù lao, không có lương bổng hay phụ cấp, lại bị bắt bớ, sách nhiễu, bị ghép vào sổ đen vì liên hệ với nhóm mục sư “tự phong và làm chính trị” ngoài chịu nhiều áp lực an ninh, thiệt  thòi quyền lợi xã hội, các mục sư còn chịu thiệt thòi về tương lai con cái. Đêm ngủ chúng tôi không thể nào ngủ được, nước mắt mình thường tuôn trào giữa đêm khuya! Chúng tôi có những người anh chị em đồng công họ cầu nguyện rất thiết tha, mạnh mẽ và họ thấy bình an thúc giục tôi không chờ đợi hoàn cảnh xã hội cho phép như thông thường, mà hãy coi như mọi việc như đã có! Và hãy “bước đi trong đức tin”. Tuy nhiên không những nhận thức chỉ dựa vào tâm hồn cao thượng như vậy là đủ yếu tố để có một trường kinh thánh hình thành.ễ dàng?
Chúng tôi hoàn toàn ý thức rõ về tầm quan trọng của cơ đốc giáo giục chân chính mang lại hiệu quả cho phong trào hội thánh tư gia như thế nào, chúng tôi đã kinh nghiệm và thấy tính căn bản nầy mà hội thánh muốn đứng vững trong một xã hội loại bỏ thế giới quan cơ đốc một cách triệt để!
Không thể thỏa hiệp hay bán đứng giá trị của Hội Thánh để tồn tại tạm  thời nên chúng tôi ưu tiên trong bối cảnh bị cô lập với nhận thức rằng : chỉ có huấn luyện , huấn luyện và  huấn luyện khẩn cấp, dưới mọi hình thức… nhưng đào tạo tập trung, chính quy là cách không thể thiếu và không nghi ngờ tính hiệu quả mà lịch sử đã chứng minh . Thế là vấn nạn đã giải quyết cách thông suốt với tâm linh “ nếu thiếu trí thức mà bước đi thì vấp ngã” ( châm 19:2) và không thể “quả quyết được  lời chân lý” ( châm 22:20) .
Trong cuộc chiến niềm tin và  xung đột ý thức hệ đang diễn ra mà Hội thánh phải đối diện đó là “chiến trường tâm trí”. Đào tạo lãnh đạo chính qui tập trung dài hạn thì tạo nền móng vững chắc cho hội thánh đương đầu làm chủ tâm trí với quá nhiều tên độc của kẻ dữ. Thế hệ lãnh đạo mới  được đào tạo sẽ tuyên bố phúc âm trong vị trí đắc thắng.
Thế là trường chức vụ Mennonite hình thành với lớp cao đẳng thánh kinh ban đầu có 24 em sau một năm tăng hơn gấp đôi 56 em, hiện họ đang về quê ăn tết và thực tập ngày 22/02/2010 họ tựu trường.

Bị chú: Chúng tôi sẽ có các bài tiếp theo liên quan đến tổ chức đời sống, sinh hoạt, giáo viên, giáo trình, quản lý, tài chánh về áp lực an ninh, về chiến dịch đánh phá trường ác liệt như thế nào, và hiện nay mô hình của trường dưới hình thức nào, hiện tại và tương lai trường ra sao.

Xin xem một số hình ảnh của những ngày đầu:
Trên internet vừa xuất hiện một video đáng sợ, nội dung cho biết nhóm tin tặc Anonymous muốn “hủy diệt” Facebook vào đúng ngày 5/11 tới đây. Anonymous khẳng định mạng xã hội lớn nhất hành tinh cố tình bán thông tin cá nhân của người dùng cho chính phủ và hãng bảo mật. Hacker tin rằng Facebook đang trở thành mạng lưới gián điệp khổng lồ, gây hại khách hàng và nhiều việc khủng khiếp khác nữa.

Lời cảnh báo lập tức lan truyền trong cộng đồng mạng với tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ Anonymous có thực sự đứng đằng sau đoạn clip trên, hay một ai đấy cố tình mạo danh nhằm đánh lừa dân tình. Tài khoản Twitter và những công cụ phát ngôn liên quan của Anonymous cũng chưa chính thức khẳng định vụ việc này.

"Hiện giờ, làn sóng hacker đang phát triển rầm rộ và giống như nỗi kinh hoàng của rất nhiều công ty đa quốc gia, tổ chức chính phủ… Nếu thông tin Anonymous muốn đánh sập trở thành sự thật, đây sẽ là cuộc tấn công mạng nguy hiểm và lớn nhất trong lịch sử internet từ xưa đến nay."



Ông Gates cho rằng thỏa thuận tốt cho cả Skype và Microsoft.
Người sáng lập Microsoft, Bill Gates, cho biết ông ủng hộ việc mua công ty Skype, và kêu gọi các thành viên của hội đồng quản trị hỗ trợ kế hoạch này.
Vào tuần trước, Microsoft đồng ý trả $ 8.5 tỷ bảng cho dịch vụ điện thoại qua internet đã và đang bị thua lỗ.

"Tôi là người ủng hộ mạnh mẽ ở cấp hội đồng quản trị cho thỏa thuận này cốt để thỏa thuận này được thực hiện," ông Gates, chủ tịch của Microsoft nói với chương trình Hardtalk của BBC.

Đây là thỏa thuận lớn nhất về tiền mua nhiều tỷ đôla mà Microsoft thực hiện từ trước tới nay.
"Tôi nghĩ đó đây là thỏa thuận rất tuyệt vời cho Skype tôi nghĩ đó là một thỏa thuận tuyệt tuyệt vời cho Microsoft".
Skype cho phép người dùng liên lạc với nhau qua internet miễn phí, trong khi tính phí cho các cuộc gọi được thực hiện bằng điện thoại cố định và điện thoại di động.

Công ty đặt tại Luxembourg có 663 triệu người sử dụng trên toàn cầu khó sinh lời tự hoạt động kinh doanh.
Nhưng trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Stephen Sackur của BBC, ông Gates cho biết quyết định mua Skype là bước chiến lược.

"Ý tưởng hội nghị qua truyền hình sẽ được tốt hơn so với hiện nay. Skype thực ra đã có được một chút doanh thu,"ông Gates nói.

"Sẽ rất thú vị để xem làm thế nào những ý tưởng tuyệt vời từ nghiên cứu của Microsoft cùng với Skype sẽ tạo ra những gì trong tương lai”.
BBC


Microsoft xác nhận đã đồng ý mua lại công ty điện thoại qua mạng, Skype.
Với giá 8,5 tỉ USD, Microsoft sẽ nắm nhiều cổ phần nhất trong Skype.
Skype có cở sở chính tại Luxembourg, với 663 triệu người sử dụng trên toàn cầu. Tháng Tám năm ngoái công ty muốn niêm yết nhưng sau đó hoãn lại.
Năm 2006 công ty đấu giá trên mạng, eBay, mua Skype với giá $2,6 tỉ USD, trước khi bán đi 70% vào năm 2009 với giá $2 tỉ.
Phần hùn lớn nhất nhất được một nhóm nhà đầu tư do công ty Silver Lake và Andreessen Horowit dẫn đầu.
Các cổ đông lớn khác còn có công ty công nghệ Joltid và Quỹ Đầu tư Hưu trí Canada.
'Phòng thủ'
Giám đốc điều hành Microsoft Steve Ballmer nói: "Skype là một dịch vụ tuyệt vời, được hàng triệu người trên thế giới yêu thích''.
"Cùng với họ chúng tôi sẽ tạo nên phương tiện liên lạc thực để người ta có thể giữ liên lạc với gia đình, bạn bè, khách hàng và đồng nghiệp ở bất kỳ đâu trên thế giới.''
Skype sẽ trở thành một bộ phận mới của Microsoft, và giám đốc điều hành của Skype Tony Bates sẽ tiếp tục lãnh đạo, báo cáo trực tiếp cho ông Ballmer.
"Đây là tài chiến lược và là một sự phòng thủ [cho Microsoft]," Colin Gillis, một phân tích gia của công ty BGC Financial nói.
"Nếu họ có thể đưa dịch vụ này vào phiên bản Windows 8, họ sẽ có ưu thế. Nó giúp họ trong thị trường máy tính bảng (tablet)."
Một số phân tích gia khác nói mục đích của Microsoft khi mua Skype là để cải tiến các dịch vụ hội họp từ xa qua video.
BBC
Tân chính phủ dân sự Miến Điện được quân đội hậu thuẫn đã trả tự do cho lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi hồi 11/2010, nhưng một năm sau đó, vẫn còn khoảng 2.000 tù nhân chính trị bị giam giữ ở nước này.
Các tù nhân bị giam giữ tại 43 nhà tù và một số lượng không ai rõ là bao nhiêu các trại cải tạo lao động. Nhiều người phải chịu án tù hàng thập niên sau khi ra tòa, hoặc thậm chí chỉ được hưởng rất ít về quyền có đại diện pháp lý.

Nhiều người sau khi được thả nói họ đã bị tra tấn khi ngồi tù.
Các tù nhân bao gồm các nhà hoạt động kỳ cựu từ Phong trào Sinh viên Thế hệ 88 và các nhà lãnh đạo của đảng đối lập chính theo đường lối dân chủ, Liên đoàn Dân tộc vì Dân chủ.
Các nhà sư lãnh đạo cuộc biểu tình chống chính phủ hồi năm 2007 và các nhà báo đưa tin về các cuộc biểu tình cũng bị bỏ tù.
Các tổ chức nhân quyền nói rằng kể từ các cuộc biểu tình hồi năm 2007, số lượng tù nhân chính trị đã tăng gấp đôi.
Thế hệ 88: Kyaw Min Yu (Ko Jimmy) và Nilar Thein

Ko Jimmy và vợ mỗi người bị án tù 65 năm.

Là những thành viên kỳ cựu của sinh viên Thế hệ 88 tại Miến Điện, Nilar Thein và Kyaw Min Yu, hay còn được gọi là Ko Jimmy, đều hiểu rõ hệ thống hình sự của đất nước. Ko Jimmy bị 16 năm tù vì tội tham gia trong phong trào ủng hộ dân chủ, còn Nilar Thein bị tám năm do tham gia các cuộc biểu tình sinh viên.
Sau khi được thả, họ kết hôn với nhau và đến năm 2007 thì có một cô con gái. Tuy nhiên, tháng 8/2007 Ko Jimmy bị bắt vì tham gia các cuộc biểu tình đường phố, vốn bắt nguồn từ việc chính phủ ra lệnh tăng giá nhiên liệu.
Nilar Thein đã bỏ trốn, nhưng sau đó bị bắt lại.
Ngày 11/11, hai vợ chồng ông bà lại bị bỏ tù, với mức án mỗi người 65 năm. Họ bị cáo buộc bốn tội danh liên quan tới việc sử dụng trái phép các phương tiện truyền thông điện tử kèm mức án 15 năm tù cho mỗi tội danh, cộng thêm năm năm về tội thành lập một tổ chức bất hợp pháp.

Liên đoàn Dân tộc vì Dân chủ

Có ít nhất 413 thành viên của Liên đoàn Dân tộc vì Dân chủ (NLD) bị giam cầm, theo báo cáo năm 2010 của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị Miến Điện.

Ông Win Tin trải qua 19 năm tù tội vì các
hoạt động đòi dân chủ.

NLD thắng trong cuộc bầu cử hồi năm 1990 nhưng chưa bao giờ được phép nắm quyền.
Lãnh tụ NLD, bà Aung San Suu Kyi phải trải qua 15 trong số 21 năm bị giam giữ dưới hình thức này hay hình thức khác.
Trợ lý thân cận của bà và là người đồng sáng lập NLD, ông Win Tin, được trả tự do hồi 2008 sau khi thụ án tù 19 năm về tội kích động chống lại chính quyền quân sự và phân phát các tài liệu chính trị.
Phó lãnh đạo của NLD, Tin Oo, đã bị tù ba năm hồi đầu thập niên 1990 và sau đó lại bị lệnh quản chế tại gia vào năm 2003, sau khi một đám đông ủng hộ chính phủ tấn công đoàn xe của ông và bà Aung San Suu Kyi. Ông được trả tự do vào tháng 2/2010.
Lãnh đạo cuộc biểu tình của sư sãi hồi 2007: U Gambira
U Gambira lãnh đạo các cuộc tuần
hành phản đối của giới sư sãi hồi năm 2007.
U Gambira là một trong những nhà lãnh đạo của Liên minh Các nhà sư Miến Điện, vốn dẫn đầu cuộc biểu tình chống chính phủ hồi 8/2007.
Ngày 04/11, vài tuần sau khi các cuộc biểu tình bị nghiền nát, người đàn ông 31 tuổi cáo buộc chính quyền là đẩy đất nước đang bị bóp nghẹt trong "không khí hôi thối của chế độ độc tài" đến bờ vực sụp đổ trong một bài xã luận đăng trên tờ Washington Post.
Ngay hôm bài báo được phát hành, ông bị bắt. Chưa đầy ba tuần sau đó, ông bị án tù 68 năm, trong đó có 12 năm lao động khổ sai.

Các nhóm sắc tộc thiểu số: U Khun Tun Oo

U Khun Tun Oo là người đại diện chính trị cao cấp nhất của người Shan, nhóm sắc tộc thiểu số đông dân nhất của Miến Điện. Ông cũng là người đứng đầu Liên đoàn Dân tộc Shan vì Dân chủ (SNLD), là nhóm đã giành được số phiếu cao thứ hai trong cuộc bầu cử năm 1990, chỉ đứng sau NLD.
U Khun Tun Oo đại diện cho nhóm
sắc tộc thiểu số Shan của Miến Điện.
Năm 2005, ông bị kết án 93 năm tù giam. Một năm trước đó, SNLD đã tẩy chay một hội nghị quốc gia do chính quyền quân sự tài trợ, nhằm thảo luận về bản hiến pháp mới. Đảng của ông khiếu nại về quá trình thảo luận hạn chế cũng như về lập trường của chế độ trong vấn đề nhân quyền.
U Khun Tun Oo bị bắt vào tháng 2/2005 sau một cuộc họp riêng của các đại diện chính trị cấp cao nhằm thảo luận về kế hoạch của chính quyền quân sự cho quá trình chuyển đổi chính trị "dân chủ". Ông bị cáo buộc nhiều tội danh, trong đó có cả tội phản quốc và tội phỉ báng.
Ông bị giam tại nhà tù Puta-O ở bang Kachin. Điều kiện sinh hoạt ở nơi này được cho là cực kỳ khắc nghiệt và tin cho hay ông Oo trong tình trạng sức khỏe kém nhưng không được điều trị y tế đầy đủ.

Bão Nargis: Zarganar

Zarganar là một trong những nghệ sỹ hài và các diễn viên nổi tiếng nhất của Miến Điện, và một người lớn tiếng phê bình chính phủ quân sự.
Trong những năm gần đây ông trở thành một nhà hoạt động và là nhân viên cứu trợ nổi danh trong nước.
Danh hài Zarganar bị tù vì dám chỉ trích
phản ứng của chính phủ sau cơn bão Nargis.
Hồi tháng 9/2006, ông đã bị cấm biểu diễn hoặc tham gia bất kỳ công việc nào có liên quan đến hoạt động giải trí.
Năm 2008, ông bị bắt cùng với hơn 20 nhà hoạt động nổi tiếng và một số phóng viên vì tội nói chuyện với các hãng truyền thông nước ngoài về phản ứng của giới tướng lĩnh cầm quyền trong nỗ lực cứu trợ nhân đạo sau cơn bão Nargis.
Cơn bão tấn công vào vùng đồng bằng Irrawaddy ở miền nam Miến Điện hồi tháng 5/2008 đã giết chết ít nhất 140.000 người và làm ảnh hưởng đến 2,4 triệu người khác.
Phớt lờ phản đối từ các chính phủ nước ngoài và các cơ quan viện trợ, chính quyền quân sự khi đó đã không cho phép tiếp cận các khu vực bị ảnh hưởng trong nhiều tháng liền.
Zarganar bị kết án 59 năm tù về tội "vi phạm trật tự công cộng". Mức án này sau đó được giảm xuống còn 35 năm.
Hôm 12/10/2011, ông được thả trong đợt ân xá lớn.

Phóng viên: Hla Hla Win

Hla Hla Win trước đây làm việc cho hãng truyền thông lưu vong Miến Điện, Đài Tiếng nói Dân chủ Miến Điện.
Bạn bè cho biết cô tham gia phong trào thanh niên của NLD sau các cuộc biểu tình hồi năm 2007 do giới sư sãi lãnh đạo và tin rằng chỉ có cuộc đối thoại giữa NLD với chính phủ quân sự mới có thể mang lại một giải pháp thực sự cho Miến Điện.
Phóng viên Hla Hla Win bị bắt sau khi tiến
hành phỏng vấn các sư sãi trong một tu viện.
Sau đó cô rời khỏi đảng này, nhưng vẫn giữ nguyên quan điểm chính trị.
Nữ phóng viên hình 25 tuổi đã bị bắt giữ hồi 9/2009 sau khi tiến hành phỏng vấn các nhà sư Phật giáo trong một tu viện.
Ban đầu, cô bị kết án bảy năm tù với tội danh sử dụng xe máy không đăng ký. Nhưng sau đó cô bị thêm 20 năm tù với tội danh tải dữ liệu lên internet, "gây tổn hại đến an ninh của chế độ quân sự".
Các tường thuật trên truyền thông nói cô không được có luật sư đại diện.
Cô Win bắt đầu tuyệt thực ngay sau đó và đã được đưa đi viện.
© BBC

Hình: AP - Tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung-bak đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ, phía sau là phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện John Boehner
 
Chủ tịch Hạ viện thuộc đảng cộng Hòa John Boehner giới thiệu Tổng thống Nam Triều Tiên trước một quốc hội đông đủ các nhà làm luật nồng nhiệt đón chào.

Ông nói:”Kính thưa các đồng viện, tôi được  đặc quyền và vô cùng hân hạnh giới thiệu quí ông Lee Myung-bak, Tổng thống nước Cộng Hòa Triều Tiên.”

Tổng Thống Nam Triều Tiên đã mau mắn cảm tạ cả hai viện Quốc hội đã thông qua một hiệp định thương mại với Nam Triều Tiên đêm hôm thứ Tư, trong một bày tỏ về sự đồng thuận hiếm hoi giữa hai đảng. Ông nói qua một thông dịch viên:

"Tôi đặc biệt tri ân giới lãnh đạo của cả hai đảng, và tất cả những thành viên khả kính của Quốc hội đã ủng hộ việc phê chuẩn hiệp định tự do mậu dịch giữa Cộng Hòa Triều Tiên và Hoa Kỳ đêm hôm qua, trong một cuộc biểu quyết rất nhanh chóng mà tôi được cho biết là chưa từng bao giờ nhanh chóng đến thế." 

Quốc hội cũng đã thông qua hiệp định tự do mậu dịch với Colombia và Panama được thương thuyết từ 5 năm trước. 

Tổng thống Lee nêu lên những lời dự đoán của các chuyên gia nói rằng sản lượng kinh tế của Hoa kỳ sẽ tăng trưởng nhờ hiệp định tự do mậu dịch với Nam Triều Tiên hơn là 9 hiệp định tự do mậu dịch mới nhất của Hoa Kỳ với các nước châu Mỹ gộp lại. 

Nhà lãnh đạo Nam Triều tiên đã được hoan hô vang dội khi ông ngỏ lời cảm tạ tất cả những binh sỹ Mỹ hiện đang phục vụ tại Nam Triều Tiên, cũng như tất cả những cựu chiến binh của cuộc chiến tranh Triều Tiên, trong số đó nhiều người hiện là các nhà lập pháp trong Quốc hội. 

Trước đó trong ngày, Tổng thống Lee đã mở cuộc họp báo chung với Tổng thống Barack Obama và cả hai nguyên thủ quốc gia đều đồng ý là hai bên vẫn duy trì đoàn kết trong đường lối tiếp cận với nước cộng sản Bắc Triều Tiên. 

Tổng thống Lee nói một quốc gia Triều Tiên thống nhất sẽ không là một đe dọa cho bất cứ nước nào. 

Ông nói tiếp:" Vì thế chúng ta phải đạt được tình trạng phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và Bắc Triều Tiên phải từ bỏ tham vọng hạt nhân của họ."  

Tổng thống Lee nhắc đến hai người ruột thịt của ông đã chết khi còn ấu thơ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, và về sự kiện ông bị tù đầy vì các hoạt động tranh đấu cho dân chủ trong thập niên 1960. 

Ông nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng Nam Triều Tiên và Hoa Kỳ có chung những lý tưởng dân chủ, khát vọng hòa bình và ổn định. 

Vào thứ Sáu Tổng thống Lee sẽ cùng với Tổng thống Obama đến thăm một xưởng sản xuất xe hơi của công ty General Motors trong thành phố Detroit. 

Tổng thống Obama từng nói ông muốn thấy nhiều người dân Nam Triều Tiên lái xe Mỹ giống như nhiều người Mỹ lái xe của Nam Triều Tiên vậy.
© VOA